BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN: PVFCCo

Thông tin chung

Thông tin khái quát

  • Tên giao dịch:

    Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP

  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:

    0303165480

  • Vốn điều lệ:

    3.914.000.000.000 đồng

  • Vốn đầu tư của chủ sở hữu:

    3.914.000.000.000 đồng

  • Địa chỉ:

    43 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  • Số điện thoại:

    (+84.28) 3825 6258

  • Số fax:

    (+84.28) 3825 6269

  • Website:

    www.dpm.vn

  • Mã cổ phiếu:

    DPM

Vốn điều lệ:

3.914.000.000.000 đồng

Quá trình hình thành và phát triển

Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (nay là Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP) được thành lập theo Quyết định số 02/2003/QĐ-VPCP ngày 28/03/2003 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.

Ngày 21/04/2007, Công ty đã thực hiện chào bán 40% cổ phần ra công chúng tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM. Ngày 31/08/2007, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký số 4103007696 và Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức đi vào hoạt động.

Công ty đã hoàn tất các thủ tục và ngày 05/11/2007, Công ty đã chính thức niêm yết 380 triệu cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE). Công ty niêm yết bổ sung 11,4 triệu cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) vào ngày 26/02/2016.

Ngày 15/05/2008, Sở Kế hoạch Đầu tư TP. HCM đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký sửa đổi số 4103007696 cho Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Các mốc phát triển quan trọng

2001

Triển khai xây dựng Nhà máy đạm Phú Mỹ

Giai đoạn 2003 – 2013: Xây dựng – củng cố nền tảng
2003

Thành lập Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (tiền thân của TCT Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP)

2004

Khánh thành Nhà máy đạm Phú Mỹ

2007

Nhà máy đạm Phú Mỹ đạt mốc sản lượng 10 triệu tấn

2008

Chuyển đổi thành Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP

2010

Nâng công suất Nhà máy đạm Phú Mỹ từ 740.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/năm

2011

Khánh thành trụ sở PVFCCo tại số 43 Mạc Đĩnh Chi, Phường Đa Kao, Quận 1, TP. HCM

Giai đoạn 2013-2023: Mở rộng lĩnh vực hoạt động – tăng tốc phát triển
2013

Kỷ niệm 10 năm thành lập, đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất

2014

Đạm Phú Mỹ được công nhận là Thương hiệu Quốc gia

2015

Vận hành các Xưởng UFC85, Xưởng Hóa phẩm dầu khí, khởi công xây dựng tổ hợp nâng công suất Xưởng NH3 và Nhà máy NPK

2017

Nhà máy đạm Phú Mỹ đạt mốc sản lượng 10 triệu tấn

2018

Đưa vào hoạt động Tổ hợp NH3 mở rộng (nâng công suất thêm 90.000 tấn/năm) và Nhà máy NPK Phú Mỹ (công suất 250.000 tấn/năm bằng công nghệ hóa học)

2022

Năm của các kỷ lục lịch sử PVFCCo về sản lượng, doanh thu, lợi nhuận

2023

Nhà máy đạm Phú Mỹ đạt mốc 15 triệu tấn (ngày 10/10/2023)

Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là sản xuất, kinh doanh phân bón và hóa chất. Hiện nay sản phẩm chủ lực của Tổng công ty là phân đạm (urê) hạt trong, phân NPK, Kali, SA, DAP phục vụ cho nền nông nghiệp của đất nước, khí Amoniac lỏng, hóa chất UFC85/Formaldehyde, CO2, hóa chất sử dụng trong hoạt động khai thác dầu khí.

Địa bàn kinh doanh chính

Hoạt động sản xuất chính của Tổng công ty tiến hành tại Nhà máy đạm Phú Mỹ, đơn vị trực thuộc Tổng công ty, đặt tại Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Hoạt động kinh doanh phân bón của Tổng công ty trải rộng khắp các vùng canh tác nông nghiệp và cây công nghiệp trên khắp lãnh thổ Việt Nam thông qua hệ thống tiêu thụ sản phẩm hình thành từ các công ty con đóng trụ sở chính tại các khu vực: miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh thị trường nội địa, Tổng công ty cũng xuất khẩu sản phẩm phân bón đi nhiều nước, tập trung tại châu Á.

Về hóa chất, khách hàng và thị trường chủ lực được tập trung tại khu vực phía Nam và trong ngành dầu khí, sản xuất công nghiệp.

Năng lực sản xuất – kinh doanh
“Với vị thế là doanh nghiệp đầu ngành, mỗi năm PVFCCo sản xuất và kinh doanh khoảng 1,2 triệu tấn phân bón và hóa chất, phục vụ nhu cầu trên toàn quốc và một số thị trường quốc tế như Ấn Độ, Hàn Quốc, các nước ASEAN…”

Năng lực sản xuất

Nhà máy đạm Phú Mỹ

  • Năm vận hành: 2004
  • Công suất: 800.000 tấn urê/năm - 540.000 tấn NH3/năm
  • Công nghệ: Haldor Topsoe (Đan Mạch): sản xuất NH3 – Snamprogetti (Ý): sản xuất urê

Nhà máy NPK Phú Mỹ

  • Năm vận hành: 2018
  • Công suất: 250.000 tấn/năm
  • Công nghệ hóa học của hãng INCRO SA (Tây Ban Nha)

Xưởng UFC85

  • Năm vận hành: 2015
  • Công suất: 15.000 tấn/năm

Xưởng hóa phẩm dầu khí

  • Năm vận hành: 2015
  • Công suất: 4.000 tấn/năm

Năng lực kinh doanh

  • Phân bón: là mảng sản xuất kinh doanh chủ lực, chiếm phần trọng yếu trong cơ cấu doanh thu, lợi nhuận của PVFCCo.

    Tới nay, PVFCCo sở hữu bộ sản phẩm phân bón khá toàn diện với hơn 40 dòng sản phẩm. Bên cạnh sản phẩm chủ lực truyền thống là đạm Phú Mỹ, PVFCCo còn cung cấp các sản phẩm phân bón khác như: NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ, SA Phú Mỹ…

  • Hóa chất: Nhóm sản phẩm hóa chất của PVFCCo chủ yếu là các loại hóa chất chuyên dụng, bao gồm NH3 (Ammonia), UFC85, CO2 và hóa chất chuyên dụng dầu khí.
  • Hệ thống phân phối, bán hàng:

4

Công ty phân phối tại các vùng miền (Bắc - Trung - Đông Nam Bộ - Tây Nam Bộ)

68

Đại lý cấp 1

97

Kho trung chuyển, sức chứa 250 nghìn tấn

1

Chi nhánh kinh doanh hóa chất tại Thành phố Hồ Chí Minh

4.407

đại lý cấp 2

Định hướng, mục tiêu chiến lược trung và dài hạn

Mục tiêu phát triển giai đoạn đến năm 2035

Mục tiêu tổng quát

Giữ vững vị thế là nhà sản xuất phân bón số 01 Việt Nam và mở rộng sang lĩnh vực sản xuất và kinh doanh hóa chất cơ bản và hóa chất hóa dầu với mục tiêu định vị PVFCCo là một nhà sản xuất hóa chất, năng lượng xanh tiên phong tại Việt Nam.

Mục tiêu theo từng giai đoạn

Giai đoạn 2021-2025

Đóng vai trò dẫn dắt và kiến tạo trong lĩnh vực phân bón tại thị trường trong nước, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn 2021-2025 của Chính phủ. Bước đầu mở rộng kinh doanh, sản xuất hóa chất, tập trung nghiên cứu các cơ hội để phát triển lĩnh vực hóa dầu, năng lượng sạch như NH3 “xanh”.

Giai đoạn 2026-2030

Đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cả lĩnh vực phân bón và hóa chất trên nguyên tắc sử dụng tối ưu cơ sở hạ tầng, nguồn lực của PVFCCo, tích hợp với nhà máy đạm Phú Mỹ hiện hữu và các dự án lọc hóa dầu của PVN.

Giai đoạn 2031-2035

vận hành và khai thác các dự án mang lại hiệu quả tối đa, trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong nước về phân bón và hóa chất, có thương hiệu toàn cầu.

Tầm nhìn đến năm 2045

  • PVFCCo trở thành doanh nghiệp sản xuất phân bón và hóa chất với quy mô hàng đầu không chỉ tại Việt Nam mà còn trong khu vực.
  • PVFCCo đạt tới tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt về ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường; thỏa mãn các tiêu chuẩn toàn cầu trong quản trị doanh nghiệp và dịch vụ khách hàng, triển khai chuyển đổi số thành công để quản trị hiệu quả hơn và gia tăng trải nghiệm khách hàng.
  • PVFCCo là thương hiệu có uy tín trên thị trường quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi sản phẩm phục vụ cho nền nông nghiệp xanh, sạch, đáp ứng các tiêu chí về phát triển bền vững, tích cực tham gia bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu, góp phần phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.
  • Chú trọng đến đời sống người lao động và chia sẻ lợi ích với cộng đồng thông qua triển khai các chương trình an sinh xã hội.

Mục tiêu phát triển cho các lĩnh vực cụ thể

Lĩnh vực phân bón

  • Tiêu thụ tối đa sản lượng sản xuất trên nguyên tắc tối ưu hiệu quả và bền vững.
  • Hoàn thiện quy trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm của Nhà máy NPK hiện hữu đồng đều, vận hành ở công suất tối đa. Gia tăng sản lượng sản phẩm NPK thông qua đầu tư mới hoặc thông qua hình thức liên doanh, liên kết, mua bán sáp nhập (M&A).
  • Triển khai nghiên cứu các sản phẩm phân bón mới, trọng tâm là phân bón hữu cơ để hoàn thiện bộ sản phẩm phân bón Phú Mỹ, có sản phẩm thử nghiệm đưa ra thị trường.
  • Phát triển các sản phẩm mới trên nền urê, tạo sự khác biệt và gia tăng năng lực cạnh tranh.
  • Tiếp tục gia tăng thị phần NPK, tăng công suất sản xuất NPK chất lượng cao.
  • Tham gia lĩnh vực phân bón hữu cơ và định vị vai trò kiến tạo phát triển mảng phân bón hữu cơ trên thị trường.
  • Tiếp tục phân phối các sản phẩm Kali, DAP và SA với mục tiêu cung cấp các giải pháp toàn diện cho khách hàng.
  • Tiếp tục giữ vững và gia tăng thị phần các loại phân bón, đặc biệt là phát triển thị trường NPK và phân bón hữu cơ.
  • Phát triển phân bón thông minh, bắt kịp xu thế công nghệ sản xuất của thế giới.

Lĩnh vực phân bón

  • Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh các sản phẩm hóa chất hiện có. Phát triển năng lực tồn trữ, kinh doanh, sản xuất hóa chất và triển khai đầu tư sản xuất hóa chất có tiềm năng như H2O2, Melamine, DEF, dự án thu hồi khí offgas,...
  • Đánh dấu sự tham gia vào lĩnh vực kinh doanh hóa dầu với một số sản phẩm (tích hợp với Tổ hợp hóa dầu đi từ nguồn nguyên khí NG/LNG & Condensate/Naptha; tích hợp với nhà máy lọc dầu để sản xuất olefins lớn từ Ethane cracker, Naphtha cracker).
  • Trở thành nhà sản xuất hóa chất và hóa dầu có quy mô, doanh thu hóa chất đóng góp đáng kể doanh thu và lợi nhuận cho PVFCCo.

Mô hình quản trị và bộ máy quản lý

Mô hình quản trị

Tổng công ty áp dụng mô hình quản trị theo quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Bộ máy tổ chức, quản lý

Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban Tổng giám đốc
Ban kiểm soát

Các ban chức năng:

  • Ban Tổng hợp
  • Ban Kiểm toán nội bộ
  • Ban Kế hoạch & Đầu tư
  • Ban Tổ chức Nhân sự & Đào tạo
  • Ban Kinh doanh
  • Ban Tiếp thị & Truyền thông
  • Ban Tài chính Kế toán
  • Ban Kỹ thuật & An toàn
  • Ban Cung ứng vật tư và thiết bị
  • Văn phòng Tổng công ty

Các Chi nhánh, đơn vị phụ thuộc:

  • Nhà máy đạm Phú Mỹ
  • Chi nhánh Kinh doanh hóa chất Dầu khí
  • Ban Quản lý Dự án
  • Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng

Các Công ty con PVFCCo nắm quyền chi phối:

  • Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Bắc
  • Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí miền Trung
  • Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ
  • Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ

CÁC CÔNG TY CÓ LIÊN QUAN

Năm 2023, Tổng công ty gồm có 4 công ty con và 5 công ty liên kết, có góp vốn.

Các công ty nắm giữ từ 50% cổ phần trở lên

STT Tên công ty Ngành nghề kinh doanh chính Vốn điều lệ (triệu đồng) Tỷ lệ nắm giữ
1 Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc (PVFCCo North, mã chứng khoán: PMB) Địa chỉ: Tầng 4, 167 Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Kinh doanh phân bón, hóa chất 120.000 75%
2 Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central, mã chứng khoán: PCE) Địa chỉ: Lô A2, cụm Công nghiệp Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định Kinh doanh phân bón, hóa chất 100.000 75%
3 Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PVFCCo Southeast, mã chứng khoán: PSE) Địa chỉ: 27 Đinh Bộ Lĩnh, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Kinh doanh phân bón, hóa chất 125.000 75%
4 Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ (PVFCCo Southwest, mã chứng khoán: PSW) Địa chỉ: 151/18 Trần Hoàng Na, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ Kinh doanh phân bón, hóa chất 170.000 75%

Các công ty nắm giữ dưới 50% vốn

STT Tên công ty Ngành nghề kinh doanh chính Vốn điều lệ (triệu đồng) Tỷ lệ nắm giữ
1 Công ty Cổ phần Bao bì Đạm Phú Mỹ (PVFCCo Packaging, mã chứng khoán: PMP)
Địa chỉ: Khu Công nghiệp Phú Mỹ 1, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Sản xuất, kinh doanh bao bì 42.000 43,35%
2 Công ty Cổ phần Hóa dầu và Xơ sợi Việt Nam (VNPOLY)
Địa chỉ: Lô CN5.5A, Khu Công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP. Hải Phòng
Sản xuất, kinh doanh sản phẩm xơ sợi tổng hợp 2.165.110 25,99%
3 Công ty Cổ phần Công nghệ thông tin, Viễn thông và Tự động hóa Dầu khí (PAIC)
Địa chỉ: Tầng 4, 167 Trung Kính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Công nghệ thông tin, viễn thông và tự động hóa, năng lượng sạch 42.352 8,5%
4 Công ty Cổ phần Phát triển đô thị Dầu khí (PVC Mekong)
Địa chỉ: Lô D - KĐT Dầu khí - Đường Ngô Quyền - P. 1 - TP. Cà Mau, tỉnh Cà Mau
Tư vấn thiết kế, thi công xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản 280.869 35,63%
5 Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản Út Xi Địa chỉ: Tỉnh lộ 8, xã Tài Văn, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng Nuôi trồng chế biến và mua bán thủy, hải sản 354.000 6,78%

SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC

Giới thiệu Ban lãnh đạo Tổng công ty

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

Ông Nguyễn Xuân Hòa

Chức vụ: Chủ tịch HĐQT (được bầu vào HĐQT ngày 29/03/2024)

Năm sinh: 1972

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cử nhân Tài chính kế toán

Ông Phan Công Thành

Chức vụ: Thành viên Hội đồng quản trị (được bầu vào HĐQT ngày 29/03/2024)

Năm sinh: 1974

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ, Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học

Ông Nguyễn Ngọc Anh

Chức vụ: Thành viên Hội đồng quản trị (được bầu vào HĐQT ngày 27/06/2023), phụ trách HĐQT từ ngày 27/10/2023 - 29/03/2024.

Năm sinh: 1982

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản lý xây dựng, Kỹ sư xây dựng cầu đường

Ông Trịnh Văn Khiêm

Chức vụ: Thành viên Hội đồng quản trị

Năm sinh: 1973

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Quản trị kinh doanh

Ông Hồ Quyết Thắng

Chức vụ: Thành viên độc lập Hội đồng quản trị (được bầu vào HĐQT ngày 27/06/2023)

Năm sinh: 1970

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Cơ khí, Cử nhân Kinh tế

Ông Louis T Nguyễn

Chức vụ: Thành viên độc lập Hội đồng quản trị (miễn nhiệm ngày 27/06/2023)

Năm sinh: 1963

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Khoa học ngành Kế toán - Tài chính

Ông Lê Cự Tân

Chức vụ: Thành viên Hội đồng quản trị (miễn nhiệm ngày 27/06/2023)

Năm sinh: 1967

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Tự động hóa; Kỹ sư Khai thác máy tàu biển; Kỹ sư Quản trị doanh nghiệp

Ông Hoàng Trọng Dũng

Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị (thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT ngày 27/10/2023 và miễn nhiệm TV HĐQT ngày 29/03/2024)

Năm sinh: 1973

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kinh tế, Kỹ sư Công nghệ

Ông Dương Trí Hội

Chức vụ: Thành viên Hội đồng quản trị (miễn nhiệm ngày 29/03/2024)

Năm sinh: 1978

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Điện công nghiệp, Cử nhân Kinh tế Kế hoạch đầu tư

Ban điều hành

Ông Phan Công Thành

Chức vụ: Tổng giám đốc (bổ nhiệm ngày 25/01/2024)

Năm sinh: 1974

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ, Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật hóa học

Trần Thị Phương Thảo

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

Năm sinh: 1970

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế chuyên ngành Ngoại thương

Ông Cao Trung Kiên

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

Năm sinh: 1976

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế

Ông Đào Văn Ngọc

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc (phụ trách Ban điều hành từ ngày 27/10/2023)

Năm sinh: 1977

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Kỹ sư Lọc hóa dầu

Ông Tạ Quang Huy

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc

Năm sinh: 1978

Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Công nghệ hóa

Lê Thị Thu Hương

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc (miễn nhiệm ngày 15/08/2023)

Năm sinh: 1975

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Ông Lê Cự Tân

Chức vụ: Tổng giám đốc (miễn nhiệm ngày 27/10/2023)

Năm sinh: 1967

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Kỹ thuật chuyên ngành Tự động hóa; Kỹ sư Khai thác máy tàu biển; Kỹ sư Quản trị doanh nghiệp

Ông Lê Văn Quốc Việt

Chức vụ: Phó Tổng giám đốc (nghỉ hưu từ ngày 01/06/2023)

Năm sinh: 1962

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Kinh tế Kế hoạch

Ông Võ Ngọc Phương

Chức vụ: Kế toán trưởng

Năm sinh: 1978

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tài chính - Tiền tệ - Tín dụng

BAN KIỂM SOÁT

Ông Huỳnh Kim Nhân

Chức vụ: Trưởng Ban kiểm soát

Năm sinh: 1976

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cử nhân Tài chính doanh nghiệp

Ông Lương Phương

Chức vụ: Kiểm soát viên (bầu lại vào BKS ngày 27/06/2023)

Năm sinh: 1973

Trình độ chuyên môn: Cử nhân Tài chính tín dụng

Trần Thị Phượng

Chức vụ: Kiểm soát viên (được bầu vào BKS ngày 27/06/2023)

Năm sinh: 1979

Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Chứng chỉ Kế toán viên (do Bộ Tài chính cấp)

Ông Lê Vinh Văn

Chức vụ: Kiểm soát viên (miễn nhiệm ngày 27/06/2023)

Năm sinh: 1969

Trình độ chuyên môn: Cử nhân chuyên ngành Tài chính Kế toán