BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN: PVFCCo

Tổ chức và nhân sự

DANH SÁCH THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN ĐIỀU HÀNH, BAN KIỂM SOÁT

STT Họ và tên Chức vụ Số lượng cổ phiếu DPM Ghi chú
Đại diện Sở hữu cá nhân
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
1 Ông Nguyễn Xuân Hòa Chủ tịch HĐQT 92.300.253 - được bầu vào HĐQT ngày 29/03/2024
2 Ông Phan Công Thành TV HĐQT 62.624.000 - được bầu vào HĐQT ngày 29/03/2024
3 Nguyễn Ngọc Anh TV HĐQT 39.140.000 - được bầu vào HĐQT ngày 27/06/2023
4 Ông Trịnh Văn Khiêm TV HĐQT 39.140.000 -
5 Ông Hồ Quyết Thắng TV độc lập HĐQT - - được bầu vào HĐQT ngày 27/06/2023
6 Ông Louis T Nguyễn TV độc lập HĐQT - - miễn nhiệm ngày 27/06/2023
7 Ông Hoàng Trọng Dũng Chủ tịch HĐQT - - thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT ngày 27/10/2023 và miễn nhiệm TV HĐQT ngày 29/03/2024
8 Ông Dương Trí Hội TV HĐQT - - miễn nhiệm ngày 29/03/2024
BAN ĐIỀU HÀNH
1 Ông Phan Công Thành TGĐ - - bổ nhiệm ngày 25/01/2024
2 Bà Trần Thị Phương Thảo Phó TGĐ - 33.700
3 Ông Cao Trung Kiên Phó TGĐ - -
4 Ông Đào Văn Ngọc Phó TGĐ - -
5 Tạ Quang Huy Phó TGĐ - -
6 Ông Lê Văn Quốc Việt Phó TGĐ - - nghỉ hưu từ ngày 01/06/2023
7 Ông Lê Cự Tân TGĐ - - miễn nhiệm ngày 27/10/2023
8 Bà Lê Thị Thu Hương Phó TGĐ - - miễn nhiệm ngày 15/08/2023
BAN KIỂM SOÁT
1 Ông Huỳnh Kim Nhân Trưởng ban kiểm soát - -
2 Bà Trần Thị Phượng Kiểm soát viên - - được bầu vào BKS ngày 27/06/2023
3 Ông Lương Phương Kiểm soát viên - - bầu lại vào BKS ngày 27/06/2023
4 Ông Lê Vinh Văn Kiểm soát viên - - miễn nhiệm ngày 27/06/2023
KẾ TOÁN TRƯỞNG
1 Ông Võ Ngọc Phương Kế toán trưởng - -

THAY ĐỔI TRONG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SOÁT, BAN ĐIỀU HÀNH

Năm 2023 và quý 1/2024, Tổng công ty có các thay đổi nhân sự trong HĐQT, Ban kiểm soát và Ban Tổng giám đốc như sau:

  • Thành viên Hội đồng quản trị hết nhiệm kỳ: Ông Lê Cự Tân.
  • Thành viên Hội đồng quản trị được miễn nhiệm: Ông Louis T Nguyen, ông Hoàng Trọng Dũng, ông Dương Trí Hội.
  • Thành viên Hội đồng quản trị được bầu mới: Ông Nguyễn Ngọc Anh, ông Hồ Quyết Thắng, ông Nguyễn Xuân Hòa, ông Phan Công Thành.
  • Thành viên Ban kiểm soát hết nhiệm kỳ: Ông Lê Vinh Văn, ông Lương Phương.
  • Thành viên Ban kiểm soát được bầu vào nhiệm kỳ mới: Bà Trần Thị Phượng, ông Lương Phương.
  • Tổng giám đốc được miễn nhiệm: Ông Lê Cự Tân.
  • Tổng giám đốc được bổ nhiệm: Ông Phan Công Thành.
  • Phó Tổng giám đốc nghỉ hưu: Ông Lê Văn Quốc Việt.
  • Phó Tổng giám đốc được miễn nhiệm: Bà Lê Thị Thu Hương.

Báo cáo nhân sự năm 2023

Tổng số CBCNV toàn Tổng công ty tính đến thời điểm 31/12/2023 (gồm Công ty mẹ và công ty con) :

1.545

người

tăng 25 người so với năm 2022

trong đó 374 lao động nữ

Chính sách đối với người lao động

Trong hành trình phát triển, PVFCCo luôn nhận thức rằng con người là gốc rễ và là tài sản quan trọng của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ phát triển khi mỗi cá nhân, đội nhóm được đồng hành, hỗ trợ để hoàn thiện và tự phát triển.

Tổng công ty đã xây dựng, ban hành và đưa vào áp dụng thang, bảng lương hướng tới mục tiêu trả lương theo thị trường, phù hợp với các quy định của pháp luật cũng như tình hình thực tế SXKD. Theo đó, Tổng công ty đã hoàn thành và đưa vào áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả công việc (KPI) và trả lương theo phương pháp 3P dựa trên kết quả đánh giá năng lực, kết quả thực hiện công việc cá nhân.

Tổng công ty thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo đúng các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và các quy định của Chính phủ. Ngoài ra, Tổng công ty triển khai các chương trình bảo hiểm bổ sung: Bảo hiểm chăm sóc sức khỏe người lao động, Bảo hiểm hưu trí tự nguyện, Bảo hiểm tai nạn khi đi công tác nước ngoài, Bảo hiểm nhân thọ cho người lao động và các chức danh quản lý khác tùy theo điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Bên cạnh đó, Tổng công ty cũng đã ban hành chính sách nhân viên, theo đó duy trì, áp dụng các chính sách phúc lợi cho toàn thể CBCNV và một số chính sách có tính đãi ngộ đối với những người lao động giỏi, có trình độ quản lý và chuyên môn cao, bao gồm: Chế độ lương, thưởng, đào tạo, học tập, nghỉ ngơi, lưu trú và các chế độ phúc lợi khác.

Công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực luôn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phát triển bền vững, Tổng công ty quan tâm và xây dựng các cơ chế chính sách, hệ thống các quy chế, quy định đào tạo khoa học và mang tính khuyến khích CBCNV nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm các dịch vụ đào tạo từ bên ngoài và công tác đào tạo nội bộ.

Thông tin về cổ phần, cơ cấu cổ đông

Vốn cổ phần
Tổng số cổ phần của Tổng công ty

391.400

cổ phần

tất cả đều là cổ phần phổ thông.

Số cổ phần đang lưu hành

Tại thời điểm cuối năm 2023 tổng số cổ phần đang lưu hành của Tổng công ty là

391.334.260

cổ phiếu

trừ 65.740 cổ phiếu quỹ

Tình hình thay đổi vốn đầu tư của chủ sở hữu

Trong năm 2023, Tổng công ty không có sự thay đổi.

Giao dịch cổ phiếu quỹ
Tổng số cổ phiếu quỹ tại thời điểm đầu năm 2023

65.740

cổ phần

Trong năm 2023, Tổng công ty không có giao dịch cổ phiếu quỹ.

Tổng số cổ phiếu quỹ tại thời 31/12/2023

65.740

cổ phần

Số lượng cổ phần và cổ đông sở hữu

Theo danh sách cổ đông do Tổng công ty Lưu ký & Bù trừ Chứng khoán Việt Nam lập ngày 28/02/2024,

Tổng số cổ phần đang lưu hành là

391.334.260

cổ phần

sở hữu bởi 18.463 cổ đông

Cơ cấu cổ đông

Cổ đông trong nước

Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông trong nước:

Cổ đông Số lượng Số cổ phần Tỷ lệ % trên tổng số cổ phần lưu hành
Pháp nhân 84 264.202.124 67,51%
Cá nhân 17.859 92.446.237 23,63%
Tổng cộng 17.943 356.648.361 91,14%

Thông tin chi tiết về cổ đông lớn trong nước:

STT Tên cổ đông và địa chỉ Ngành nghề kinh doanh chính Số lượng cổ phần nắm giữ Tỷ lệ % trên tổng số cổ phần lưu hành
1.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Địa chỉ: 18 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Tập đoàn Kinh tế nhà nước thuộc sở hữu của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam

Website: www.pvn.vn

Tìm kiếm, thăm dò, khai thác, chế biến, tàng trữ và vận chuyển dầu khí, làm dịch vụ dầu khí trong và ngoài nước; Kinh doanh vật tư, thiết bị trong ngành dầu khí; Kinh doanh, phân phối sản phẩm dầu khí và hóa dầu;

Đầu tư sản xuất, kinh doanh điện, nhiên liệu sinh học, năng lượng tái tạo;

Các ngành nghề kinh doanh phụ trợ liên quan đến lĩnh vực dầu khí, năng lượng.

233.204.253

59,59%

Cổ đông nước ngoài

Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông nước ngoài:

Cổ đông Số lượng Số cổ phần Tỷ lệ % trên tổng số cổ phần lưu hành
Pháp nhân 65 33.517.532 8,56%
Cá nhân 455 1.168.367 0,30%
Tổng cộng 520 34.685.899 8,86%

Thông tin chi tiết về cổ đông lớn nước ngoài: Không có

Báo cáo hoạt động quản trị công ty

Tổng công ty áp dụng mô hình quản trị gồm có Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát, Ban điều hành theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020. Công tác quản trị của Tổng công ty tuân thủ và đáp ứng yêu cầu Quy định tại Nghị định số 155/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ.

Tổng công ty bảo đảm môi trường, điều kiện về kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Các báo cáo tài chính của Tổng công ty được lập trên cơ sở tuân thủ quy định của Pháp luật, phản ánh trung thực, chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty và được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán hàng đầu trong danh sách các đơn vị kiểm toán được Bộ Tài chính chấp thuận.

Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc có đủ năng lực và phẩm chất, không có những xung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của Tổng công ty, đã hoạt động hiệu quả với vai trò, chức năng của mình góp phần giúp cho Tổng công ty hoàn thành kế hoạch SXKD hàng năm. Tổng công ty luôn nỗ lực và chú trọng công tác cải tiến hoạt động quản trị công ty, hướng tới áp dụng thành công các thông lệ quản trị công ty tốt như: Nâng cao hiệu quả quản trị của Hội đồng quản trị, hoạt động giám sát của Ban kiểm soát, áp dụng các giải pháp hỗ trợ trong quản lý, điều hành SXKD: Hệ thống ERP, hệ thống ISO, hệ thống quản lý và đánh giá nhân viên KPI…

Hội đồng quản trị

Cơ cấu Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị (HĐQT) năm 2023 đã được Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bầu gồm 5 thành viên (thông tin chi tiết của các thành viên HĐQT được trình bày ở mục Giới thiệu Ban lãnh đạo Tổng công ty, trang 24 -25) HĐQT không thành lập các tiểu ban. Hoạt động của HĐQT được phân công cụ thể cho các thành viên chuyên trách phụ trách theo từng lĩnh vực để thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền của HĐQT để HĐQT ra quyết định, đồng thời giám sát, chỉ đạo, đôn đốc Tổng công ty triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT theo lĩnh vực được phân công.

Hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2023

Với vai trò là cơ quan quản lý cao nhất, đại diện cho quyền lợi của các cổ đông, trong năm 2023, HĐQT với 5 thành viên đương nhiệm (1 thành viên độc lập) đã tích cực thực hiện vai trò, nhiệm vụ của mình theo chuẩn mực quản trị của công ty cổ phần.

Trong năm 2023, HĐQT đã tổ chức 7 phiên họp và thực hiện 75 lượt lấy ý kiến các thành viên bằng văn bản, thông qua 89 nghị quyết, quyết định quan trọng và nhiều văn bản chỉ đạo khác về những nội dung quan trọng tiêu biểu sau đây:

Kế hoạch, chiến lược

  • Phê duyệt kế hoạch và giám sát thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2023, điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2023;
  • Phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024;
  • Triển khai rà soát, xây dựng Chiến lược phát triển Tổng công ty, phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2021-2025.

Về tổ chức – nhân sự

  • Tiếp tục chỉ đạo triển khai công tác tái sắp xếp cơ cấu bộ máy quản trị điều hành công ty mẹ và các công ty con, công tác cải tiến chính sách tiền lương;
  • Phê duyệt định biên lao động; Công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ trong Ban điều hành và trình ĐHĐCĐ về công tác nhân sự trong HĐQT, BKS;
  • Thành lập Ban Tổng hợp, tổ chức lại Ban Kiểm toán nội bộ.

Hệ thống quản trị, kiểm soát rủi ro, kiểm soát nội bộ

  • Phê duyệt và triển khai kế hoạch kiểm toán nội bộ, giám sát hoạt động các công ty thành viên; Chỉ đạo thực hiện công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản nội bộ và hệ thống quản trị rủi ro.

Đầu tư, triển khai các dự án

  • Chỉ đạo và hoàn thành công tác thẩm tra báo cáo quyết toán dự án hoàn thành đối với Dự án đầu tư nâng công suất xưởng NH3 Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng Nhà máy phân NPK công nghệ hóa học.

Ban hành, sửa đổi bổ sung các quy chế

  • Trình Đại hội đồng cổ đông thông qua Điều lệ Tổng công ty, Quy chế nội bộ về quản trị Tổng công ty, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị; ban hành Quy chế quản lý năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Tổng công ty, sửa đổi Quy chế tiền lương, phụ cấp đặc thù công việc, tiền thưởng và chế độ chính sách đối với Người quản lý tại Tổng công ty.

Công tác tái cơ cấu

  • Chỉ đạo triển khai công tác tái cơ cấu tổng thể Tổng công ty và các đơn vị thành viên.

Quan hệ cổ đông

  • Tổ chức thành công phiên họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 (trong tháng 6/2023). Chỉ đạo bộ phận IR tích cực triển khai các hoạt động tiếp xúc, trao đổi cập nhật thông tin thông qua kênh trực tuyến nhằm đảm bảo thông tin liên tục, đầy đủ về kết quả hoạt động tới cổ đông, nhà đầu tư.

Lựa chọn đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính

  • Phối hợp với Ban kiểm soát để thông qua việc lựa chọn đơn vị thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính theo ủy quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Ngoài các phiên họp định kỳ và bất thường, HĐQT còn thường xuyên giao ban công việc hàng tuần, hàng tháng để kiểm tra, đánh giá công việc của HĐQT và giám sát việc thực hiện của Ban điều hành đối với các nghị quyết, quyết định của HĐQT trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức Quản trị công ty cho các thành viên Hội đồng quản trị

Tất cả các thành viên HĐQT đều có kinh nghiệm và được đào tạo về Quản trị công ty tại thời điểm được bầu và bổ nhiệm.

Việc thực hiện các quy định về Quản trị công ty

Tổng công ty tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Quản trị công ty niêm yết:

  • Đảm bảo tỷ lệ thành viên Hội đồng quản trị không điều hành và thành viên Hội đồng quản trị độc lập.
  • Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông tuân thủ đầy đủ quy định của Pháp luật về doanh nghiệp và quy định quản trị đối với công ty đại chúng, niêm yết. Tổ chức họp và thông qua ý kiến Hội đồng quản trị đúng quy định của Điều lệ Tổng công ty và pháp luật về doanh nghiệp.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hạn tất cả các nghĩa vụ công bố thông tin định kỳ và bất thường đối với công ty đại chúng, niêm yết.
  • Báo cáo thường niên và các báo cáo trình Đại hội đồng cổ đông được lập với đầy đủ nội dung và thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản trị, điều hành, giám sát của Tổng công ty.
  • Hội đồng quản trị đã xây dựng và ban hành đầy đủ các Quy chế quản trị nội bộ, Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, ban hành Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
  • Về nâng cao năng lực quản trị công ty, hướng tới các chuẩn mực quản trị tiên tiến khu vực và quốc tế: Thực hiện/tham gia các khóa đào tạo cho các thành viên Ban điều hành/Ban kiểm soát/các thành viên trong HĐQT.

Báo cáo hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị độc lập

Hoạt động của thành viên HĐQT độc lập không điều hành

Thành viên HĐQT Louis T. Nguyễn và thành viên HĐQT Hồ Quyết Thắng hoạt động với vai trò thành viên độc lập HĐQT, đáp ứng tiêu chí thành viên độc lập không điều hành, đã tham dự và ủy quyền tham dự đầy đủ các cuộc họp và tham gia ý kiến, biểu quyết độc lập về các vấn đề quyết định của HĐQT; tham gia giám sát, chỉ đạo hoạt động của Ban điều hành theo phân công của HĐQT kể từ thời điểm được bầu vào HĐQT và cho đến khi được miễn nhiệm.

Đánh giá của thành viên HĐQT độc lập Louis T Nguyen và thành viên độc lập HĐQT Hồ Quyết Thắng về quản trị/điều hành của Tổng công ty trong năm 2023

  • Hội đồng quản trị và bộ máy điều hành đã thực hiện vai trò, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về quản trị công ty, Điều lệ Tổng công ty và các quyết định của Đại hội đồng cổ đông và của Hội đồng quản trị. Các thành viên Hội đồng quản trị và cán bộ điều hành đã thực hiện và tuân thủ đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn được giao theo quy định với mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho toàn thể cổ đông của Tổng công ty, kết quả được thể hiện qua các chỉ tiêu kế hoạch SXKD năm 2023 đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
  • Để tiến tới và tiếp cận sát với các chuẩn mực quản trị tiên tiến, HĐQT đã nhận thức và thúc đẩy công tác rà soát, cải tiến nội dung hoạt động theo hướng tăng cường hiệu quả hệ thống quản trị và giám sát, xây dựng cơ chế phân cấp mạnh mẽ và phù hợp để giảm bớt sự tham gia vào các hoạt động mang tính chất điều hành. Trong năm 2023, Tổng công ty tiếp tục tích cực phối hợp với các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp thực hiện chương trình tái cơ cấu nhằm tinh gọn bộ máy song song với việc triển khai cập nhật, hoàn thiện chiến lược phát triển trung và dài hạn theo định hướng được ĐHĐCĐ thông qua.
  • Thành viên độc lập đã tích cực kết nối với Ban lãnh đạo và bộ phận chức năng tiếp tục tăng cường truyền tải đến nhà đầu tư về những giá trị, những lợi thế của Tổng công ty và nỗ lực từ ban quản trị, điều hành nhằm cải thiện công tác quản trị và đảm bảo quyền lợi của cổ đông và ngược lại cũng mang những đóng góp, ý tưởng từ nhà đầu tư về cho HĐQT về đường lối, chiến lược phát triển, hay những phương hướng về tìm nhà đầu tư chiến lược. Dựa trên chiến lược phát triển trung và dài hạn mới được cập nhật, thành viên độc lập đã và đang tham gia hỗ trợ Ban lãnh đạo tìm kiếm các cơ hội, đối tác tiềm năng tham gia sản xuất, phân phối kinh doanh hóa chất và các sản phẩm phân bón bền vững. Tổng công ty đã và đang có những nền tảng quản trị tốt trong số những công ty được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước.

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT

Báo cáo về kết quả SXKD năm 2023 và kết quả hoạt động của HĐQT, TGĐ của Tổng công ty

Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty

Sản lượng sản xuất

Urê Phú Mỹ: 815.548 tấn, đạt 104% kế hoạch năm, giảm 11% so với cùng kỳ 2022.
NPK Phú Mỹ: 121.135 tấn, đạt 101% kế hoạch năm, giảm 23% so với cùng kỳ 2022.

Sản lượng kinh doanh

Urê Phú Mỹ: 878.734 tấn, đạt 106% kế hoạch năm, tăng 11% so với cùng kỳ 2022.
NPK Phú Mỹ: 137.761 tấn, đạt 106% kế hoạch năm, tăng 7% so với cùng kỳ 2022.

Doanh thu hợp nhất

14.038 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm, giảm 26% so với cùng kỳ 2022.

Lợi nhuận trước thuế

691 tỷ đồng, đạt 113% kế hoạch năm, giảm 90% so với cùng kỳ 2022.

Về công tác triển khai các dự án đầu tư

HĐQT đang xem xét, phê duyệt quyết toán vốn dự án NH3-NPK. Hoàn thành ký hợp đồng BCC với PVChem về dự án nhà máy sản xuất Oxy già (H2O2), đang trình cơ quan có thẩm quyền và các bên liên quan thẩm định báo cáo khả thi (FS) của dự án. Đã hoàn thành dự án kho chứa bao thành phẩm 20 nghìn tấn tại Nhà máy đạm Phú Mỹ. Đang hoàn thiện báo cáo đánh giá hiệu quả đầu tư bồn acid H3PO4; đã hoàn thành báo cáo khả thi (FS) công trình bể chứa nước rửa bụi EU xưởng NPK. Các dự án ĐTXDCB khác đang tiếp tục triển khai thực hiện.

Về công tác tái cấu trúc, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và hoàn thiện công tác quản lý, điều hành

Về công tác tái cấu trúc, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp và hoàn thiện công tác quản lý, điều hành Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức hoạt động Tổng công ty giai đoạn 2020-2025 gồm: thành lập mới Chi nhánh Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng KHCN, Ban dự án Chuyển đổi số, tổ chức lại Văn phòng HĐQT thành Ban Tổng hợp, giữ nguyên mô hình hoạt động 04 công ty vùng miền, triển khai rà soát lại hệ thống văn bản quy phạm nội bộ, dừng thực hiện tái cơ cấu giai đoạn 2,3 theo phương án đã đề xuất, duy trì trụ sở làm việc tại 43 Mạc Đĩnh Chi, bố trí địa điểm làm việc 02 Ban tại khuôn viên Nhà máy đạm Phú Mỹ. Đã báo cáo cập nhật đến cấp có thẩm quyền về phương án tăng vốn điều lệ giai đoạn 2023-2025.

Kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của Tổng công ty

  • Tình hình tài chính của TCT được ghi nhận và phản ánh hợp lý, các chỉ tiêu doanh thu hợp nhất tăng so với kế hoạch; chi phí bán hàng, chi phí quản lý được kiểm soát, giảm 12% tương đương 183 tỷ đồng so với năm 2022; Lợi nhuận trước thuế và sau thuế hợp nhất hoàn thành vượt 13% và 14% kế hoạch năm. Tổng tài sản hợp nhất đến 31/12/2023 là 13.309 tỷ đồng, giảm 25% so với đầu năm (13.309/17.699).
  • Các chỉ tiêu khả năng sinh lời giảm so với năm trước, cụ thể ROA đạt 3,98%, ROE đạt 4,59%, ROS đạt 4,92%. Chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn = 6,5 lần nên được đảm bảo.
  • Trong năm 2023, TCT đã tất toán toàn bộ khoản nợ gốc và lãi vay Dự án NH3-NPK, nợ phải trả giảm 48% so với đầu năm, tương đương giảm 1.917 tỷ đồng, nợ phải thu tăng 25,16% so với đầu năm, tương đương tăng 174 tỷ đồng. Trong năm, Công ty mẹ tiếp tục thực hiện cân đối và sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng và đã thu được 439 tỷ đồng tiền lãi. Hệ số bảo toàn vốn > 1 nên TCT bảo toàn và phát triển được vốn chủ sở hữu.

Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm soát

  • Ban kiểm soát đã hoàn thành công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên và định kỳ về tình hình hoạt động của TCT theo đúng kế hoạch được ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua, phối hợp tổ chức kiểm tra về hoạt động SXKD năm 2022, 6 tháng và 9 tháng đầu năm 2023 tại các Công ty thành viên, Đơn vị trực thuộc.
  • Thông qua công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên, liên tục và có tính hệ thống bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp, Ban kiểm soát đã có một số ý kiến trao đổi, tư vấn, cảnh báo và kiến nghị đối với một số tồn tại trong công tác quản lý và điều hành tại TCT và các Công ty thành viên.
  • Các thành viên Ban kiểm soát đã nỗ lực, chủ động giải quyết công việc độc lập, đề xuất xử lý các vấn đề trong phạm vi công việc được phân công, tham dự đầy đủ các cuộc họp của HĐQT và các cuộc họp của Ban TGĐ; đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ TCT và quy chế hoạt động Ban kiểm soát.

Thù lao, chi phí hoạt động các lợi ích khác của Ban kiểm soát và các thành viên Ban kiểm soát

  • Tiền lương, thưởng, thù lao của các thành viên được xây dựng, thực hiện theo Nghị định số 53/2016/NĐ-CP và theo Nghị quyết đã được ĐHĐCĐ thường niên năm 2023 thông qua.
  • Chi phí hoạt động của Ban kiểm soát và từng thành viên Ban kiểm soát bao gồm: Chi phí văn phòng phẩm, trang thiết bị, cước điện thoại, internet, công tác phí và chi phí tiếp khách, hội họp, đã được hạch toán vào chi phí kinh doanh theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và được lập thành mục riêng trong Báo cáo tài chính năm 2023 của Tổng công ty.

Tổng kết các phiên họp của Ban kiểm soát, các kết luận kiến nghị, kết quả giám sát tình hình hoạt động và tài chính của Tổng công ty

Ban kiểm soát đã tổ chức 6 cuộc họp định kỳ về các vấn đề: phân công nhiệm vụ các thành viên; thông qua kế hoạch kiểm tra giám sát các đơn vị; thẩm định báo cáo tài chính quý/6 tháng/năm; thông qua báo cáo giám sát, báo cáo thẩm định tiền lương, báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, tập thể Ban kiểm soát; kiến nghị Hội đồng quản trị khẩn trương kiện toàn chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc TCT để hoàn tất việc đăng ký thay đổi Người đại diện theo pháp luật, đảm bảo hoạt động SXKD của TCT được liên tục, ổn định theo Điều lệ TCT và Pháp luật hiện hành.

Báo cáo đánh giá về giao dịch giữa Tổng công ty, Công ty con, Doanh nghiệp khác do Tổng Công ty nắm quyền kiểm soát trên năm mươi phần trăm (50%) trở lên vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, người điều hành khác của Doanh nghiệp và những người có liên quan của thành viên đó; giao dịch giữa Tổng công ty với Công ty, trong đó thành viên HĐQT, Tổng giám đốc/Giám đốc, người điều hành khác của Doanh nghiệp là thành viên sáng lập hoặc là Người quản lý doanh nghiệp trong thời gian 3 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch

Giao dịch giữa Tổng Công ty, Công ty con, Doanh nghiệp khác do Tổng Công ty nắm quyền kiểm soát trên năm mươi phần trăm (50%) vốn điều lệ với thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc/Giám đốc, người điều hành khác của Doanh nghiệp và những người có liên quan của thành viên đó

Trong năm 2023, TCT có phát sinh các giao dịch liên quan sau:

  • Giao dịch mua bán hàng hóa là các sản phẩm phân bón, hóa chất với 04 Công ty con có vốn góp chi phối trên 50%, các Công ty này ký hợp đồng làm hệ thống đại lý, phân phối sản phẩm của TCT, các giao dịch mua bán đúng quy định, đúng Điều lệ TCT, đảm bảo lợi ích của cổ đông.
  • Giao dịch với các Công ty liên quan của cổ đông lớn sở hữu trên 10% gồm: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhãn hiệu với PVN; hợp đồng mua bán khí với Chi nhánh TCT Khí Việt Nam - CTCP, Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ và PVGas; giao dịch mua bán hóa chất UFC85, NH3 với Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau; Hợp đồng thế chấp tài sản dự án NH3-NPK với PVCombank; hợp đồng BCC với PVChem về dự án nhà máy sản xuất Oxy già H2O2.

Các giao dịch này đã được HĐQT thông qua và báo cáo tại báo cáo hoạt động của HĐQT trình ĐHCĐ.

Giao dịch giữa Tổng công ty với Công ty, trong đó thành viên Hội đồng quản trị là thành viên sáng lập hoặc là Người quản lý doanh nghiệp (Công ty con) trong thời gian 03 năm gần nhất trước thời điểm giao dịch Không phát sinh

Kết quả giám sát đối với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và những người điều hành khác

  • HĐQT đã triển khai thực hiện các nội dung được Đại hội đồng cổ đông thông qua, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty được thường xuyên, liên tục.
  • Các thành viên Hội đồng quản trị phụ trách từng lĩnh vực, thẩm tra các nội dung thuộc thẩm quyền để HĐQT ra quyết định, giám sát, chỉ đạo, đôn đốc TCT triển khai thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của HĐQT theo lĩnh vực được phân công, tổ chức đầy đủ các cuộc họp định kỳ.
  • Hội đồng quản trị làm việc với tinh thần trách nhiệm và minh bạch trong công tác quản trị.
  • Ban điều hành chỉ đạo và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, quyết định điều hành kịp thời, linh hoạt, hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2023.

Kết quả đánh giá sự phối hợp hoạt động giữa Ban kiểm soát với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và các cổ đông

Ban kiểm soát đã nhận được sự phối hợp chặt chẽ của HĐQT, TGĐ trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao. HĐQT, TGĐ đã tạo điều kiện thuận lợi để Ban kiểm soát thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ giám sát công tác quản trị và điều hành TCT; kiểm tra giám sát hoạt động tại các Chi nhánh, đơn vị trực thuộc, Công ty thành viên để có những kiến nghị, biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tuân thủ đúng và đầy đủ các quy định hiện hành.

Kết quả thẩm định các báo cáo của Tổng công ty

Kết quả thẩm định Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh

Ban kiểm soát đã xem xét, thẩm định các thông tin, số liệu trình bày trên Báo cáo kết quả hoạt động SXKD trình ĐHĐCĐ thường niên và đánh giá TCT đã hoàn thành đạt hầu hết các chỉ tiêu SXKD năm 2023 do ĐHĐCĐ quyết nghị, báo cáo đã phản ánh trung thực, hợp lý tình hình SXKD của TCT.

Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT

Ban kiểm soát đã xem xét, thẩm định các thông tin, số liệu trình bày trên Báo cáo đánh giá công tác quản lý của HĐQT trình ĐHĐCĐ thường niên và cho rằng báo cáo được lập phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Điều lệ TCT và phản ánh hợp lý tình hình hoạt động của HĐQT.

Kết quả thẩm định Báo cáo tài chính năm 2023

Trên cơ sở BCTC riêng và BCTC hợp nhất cho kỳ hoạt động cho kỳ kế toán từ 01/01/2023 đến 31/12/2023 do TCT ban hành và các số liệu TCT cung cấp, sau khi xem xét và thẩm định, Ban kiểm soát cho rằng:

  • BCTC đã phản ánh hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT. Việc lập và trình bày BCTC phù hợp với các quy định của Chuẩn mực và Chế độ kế toán doanh nghiệp.
  • TCT đã lập và nộp BCTC theo đúng quy định, công bố thông tin định kỳ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán theo thời hạn quy định.
  • Ban kiểm soát nhất trí với BCTC riêng, BCTC hợp nhất cho kỳ hoạt động cho kỳ kế toán từ 01/01/2023 đến 31/12/2023, đã được kiểm toán Deloitte Việt Nam thực hiện kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán ngày 08/03/2024.

Báo cáo hoạt động quan hệ nhà đầu tư

Điểm thực thi ESG (VNSI 2023) của PVFCCo theo tiêu chí chấm điểm của HoSE về Quản trị: Thực hiện quyền của cổ đông (56%); Đảm bảo vai trò của các bên liên quan (83%); Công bố thông tin minh bạch (89%); Trách nhiệm của Hội đồng quản trị (50%); Môi trường kiểm soát (50%).

Mục đích chung

Tăng cường hoạt động công bố thông tin minh bạch, kịp thời; Nỗ lực đảm bảo đối xử bình đẳng, đảm bảo quyền lợi của cổ đông, qua đó nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp và chất lượng thực thi theo bộ tiêu chuẩn phát triển bền vững.

  • Cam kết thực hiện nhất quán nguyên tắc trong hoạt động quan hệ cổ đông, đảm bảo tuân thủ các quy định trong công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết, dựa trên tính minh bạch và quyền tiếp cận thông tin công bằng.
  • Có đầu mối chuyên trách thực hiện các hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư nhằm đảm bảo thông tin công bố được thống nhất, phê duyệt, chỉ đạo và giám sát từ cấp lãnh đạo cao nhất trong Tổng công ty.
  • Đảm bảo mọi cổ đông đều có quyền tiếp cận công bằng và thuận lợi thông qua các hình thức truyền thông đa dạng (trực tiếp, gián tiếp, các tổ chức trung gian...).

Trong năm 2023, bộ phận IR đã triển khai các hoạt động chính như sau

  • Tiếp xúc cổ đông: Chủ trì và tham gia 25 sự kiện gặp mặt, tiếp xúc với trên 500 lượt nhà đầu tư, cổ đông định kỳ và theo yêu cầu. Định kỳ hàng quý, Tổ IR đều tổ chức họp trực tuyến và trực tiếp với đại diện các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, các chuyên viên phân tích từ các tổ chức môi giới lớn trên thị trường để cập nhật thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh và trả lời các vấn đề được nhà đầu tư quan tâm.
  • Bảo vệ quyền của cổ đông và đảm bảo đối xử công bằng đối với mọi cổ đông Bộ phận IR cũng đóng vai trò hỗ trợ giúp việc cho Ban lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cổ đông một cách cẩn trọng theo đúng các nguyên tắc và quy định trong Điều lệ Tổng công ty và Pháp luật Việt Nam.
  • Thực hiện công bố thông tin định kỳ và bất thường, các ấn phẩm truyền thông chuyên biệt dành cho cổ đông và nhà đầu tư: Bản tin Nhà đầu tư phát hành bán niên và Bản báo cáo thường niên, họp định kỳ hàng quý để cập nhật, giải đáp thắc mắc về kết quả hoạt động thường kỳ thông qua các cuộc họp trực tiếp và trực tuyến với nhà đầu tư, các tổ chức môi giới trong và ngoài nước.
  • Tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2023 theo quy định. Bộ phận IR đã tích cực phối hợp, kết nối nhằm hỗ trợ đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời tới các cổ đông trước, trong và sau cuộc họp theo đúng quy định và hỗ trợ các thủ tục liên quan tới việc thực hiện đầy đủ quyền của cổ đông tại các phiên họp.

Trong năm 2024, tiếp nối nền tảng và các định hướng về hoạt động Quan hệ Nhà đầu tư, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ban lãnh đạo TCT, mảng IR sẽ tiếp tục được củng cố, triển khai nhằm gắn kết với các mục tiêu chiến lược của công ty với mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp; minh bạch trong công bố thông tin hoạt động trên mọi lĩnh vực; đảm bảo tuân thủ các quy định, nguyên tắc đối xử công bằng với cổ đông; hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững và không ngừng giá tăng giá trị đối với xã hội, cổ đông, đối tác và người lao động.

Báo cáo nhận diện và công tác quản trị rủi ro

Việc xác định các yếu tố rủi ro nhằm quản trị để hạn chế và đảm bảo an toàn hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư trong năm 2023, PVFCCo đã xác định các nhóm rủi ro then chốt và triển khai các giải pháp quản trị rủi ro hiệu quả để đạt được các mục tiêu:

  • Đảm bảo vận hành an toàn Nhà máy đạm Phú Mỹ trong điều kiện nhà máy, thiết bị ngày càng già cỗi, giá nguyên vật liệu đầu vào luôn biến động, thị trường tiêu thụ ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
  • Đa dạng hóa sản phẩm mới, ổn định và phát triển sản phẩm truyền thống nhằm khẳng định vị trí dẫn đầu về sản xuất và kinh doanh phân bón tại thị trường nội địa.
  • Vận hành các dự án đầu tư mới với các sản phẩm mới, triển khai kinh doanh tốt các sản phẩm phân bón và hóa chất do Tổng công ty sản xuất nhằm đạt được mục tiêu chiến lược dài hạn của PVFCCo.

Nhằm đạt được các mục tiêu ở trên để phát triển PVFCCo bền vững, kết hợp với trách nhiệm bảo vệ lợi ích tốt nhất cho các cổ đông, hài hòa với trách nhiệm xã hội, năm 2023 vừa qua, PVFCCo luôn quản trị tốt từng nhóm rủi ro trọng yếu như sau:

Rủi ro về thị trường

Rủi ro cung vượt cầu

Độ mở ngày càng rộng của nền kinh tế Việt Nam, bên cạnh tác động tích cực cũng có ảnh hưởng mạnh đến hoạt động kinh doanh của PVFCCo từ mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thị trường phân bón thế giới và trong nước. Trước thách thức này, PVFCCo đã tập trung kiện toàn và điều chỉnh hệ thống phân phối trong nước, tăng cường chăm sóc khách hàng nhằm phát triển có chiều sâu để tạo mối liên kết bền vững giữa Công ty mẹ với Công ty thành viên và hệ thống đại lý bao phủ khắp các vùng miền trên cả nước, điều động hàng hóa về các khu vực tiêu thụ trọng điểm để chiếm lĩnh thị trường, duy trì lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành, giữ vững thương hiệu. Đây là một kế hoạch mang tính chiến lược và dài hạn giúp Tổng công ty phát triển hệ thống bán hàng ổn định, vững chắc và mang tính lâu dài.

Rủi ro về giá nguyên vật liệu đầu vào

Nguồn nguyên liệu chính là giá khí đã biến động tăng rất mạnh trong năm 2022 cho đến nay. Với đặc thù sản xuất và kinh doanh phân bón, giá thành sản phẩm chính của PVFCCo chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi biến động của giá dầu trên thế giới, trong nhiều năm qua giá dầu thế giới biến động tăng/giảm không ổn định. Lợi nhuận của PVFCCo phụ thuộc rất lớn vào biến động chi phí nguyên liệu đầu vào để sản xuất phân bón.

Để ứng xử với rủi ro về giá dầu giá khí trong việc hoạch định và thực hiện các mục tiêu kinh doanh trong ngắn hạn, PVFCCo đã linh hoạt lập dự báo kế hoạch sản xuất kinh doanh trên nền các kịch bản về giá dầu, giá khí để kiểm soát sự thay đổi trong điều kiện môi trường kinh doanh nhiều biến động. Đồng thời, PVFCCo đã đàm phán với nhà cung cấp để có lộ trình giá khí phù hợp để sản xuất.

Rủi ro về giá bán giảm

Từ khi gia nhập các Hiệp định tự do thương mại, bất kỳ một sự thay đổi nào về giá phân bón thế giới cũng sẽ tác động ngay đến giá phân bón trên thị trường nội địa vì luôn phải cạnh tranh quyết liệt với phân bón nhập khẩu nước ngoài và nguồn hàng nhập khẩu tiểu ngạch các nước lân cận.

PVFCCo là nhà sản xuất và kinh doanh phân bón luôn phải cân bằng giữa rủi ro và cơ hội để quyết định bán sản phẩm ở mức giá hợp lý sát với giá thị trường tại các thời điểm nhằm giữ vững thị phần và duy trì lợi thế cạnh tranh.

Rủi ro về tính thanh khoản của khách hàng

PVFCCo không ngừng đề ra chính sách bán hàng và chính sách tín dụng thương mại linh hoạt phù hợp với thị trường và được triển khai thực hiện, kiểm soát và quản trị có hệ thống từ Công ty mẹ đến các Công ty thành viên, hạn mức tín dụng trong hoạt động bán hàng được xây dựng riêng cho từng nhóm sản phẩm, từng khách hàng trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm và khả năng hợp tác của từng khách hàng, đại lý. Kế hoạch vốn lưu động nói chung và định mức hàng tồn kho, công nợ nói riêng là công cụ theo dõi, kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh.

Rủi ro trong việc phát triển sản phẩm mới

PVFCCo đã không ngừng đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển nhằm đổi mới, sáng tạo, cải tiến sản phẩm, tạo ra nhiều sản phẩm khác biệt, chất lượng vượt trội để đáp ứng thị hiếu của nông dân cũng như dẫn dắt thị trường vào các sản phẩm chất lượng cao. Các sản phẩm mới trong giai đoạn thử nghiệm, gia nhập thị trường tiềm ẩn rủi ro.

Thực hiện các giải pháp linh hoạt, đồng bộ để ứng phó ảnh hưởng từ nhóm các rủi ro thị trường, đảm bảo triển khai kế hoạch quản trị rủi ro kịp thời và hiệu quả:

  • Tập trung quản trị, hoàn thiện hệ thống phân phối, thực hiện phát triển chiến lược truyền thông, quản trị thương hiệu để thúc đẩy, hỗ trợ công tác bán hàng nhằm duy trì lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lời phù hợp, khẳng định vị thế thương hiệu phân bón Phú Mỹ trên thị trường nội địa.
  • Tổ chức hệ thống kênh thông tin thông suốt từ Công ty mẹ đến các Công ty thành viên và hệ thống đại lý để nắm bắt thông tin thị trường nhanh và chính xác, có khả năng ứng phó linh hoạt với diễn biến thị trường từng khu vực, từng thời điểm.
  • Đánh giá lại giá cả sản phẩm cho phù hợp với thị trường và đối thủ, tăng cường chiến lược marketing, phát triển kênh bán hàng online mới để mở rộng đối tượng khách hàng và quy mô kinh doanh, giúp tăng doanh số bán hàng, giảm tồn kho.
  • Nghiên cứu, xây dựng các chính sách quản lý rủi ro hợp lý để giảm tác động của biến động giá trên hoạt động kinh doanh.
  • Công tác quản lý hệ thống phân phối tiếp tục được tăng cường và hoàn thiện theo mục tiêu phát triển hệ thống phân phối bền vững, xuyên suốt.
  • Xác định công tác tái cấu trúc là một nhiệm vụ quan trọng nên PVFCCo đã nỗ lực triển khai nhằm tận dụng, phát huy thế mạnh và sử dụng nguồn lực hiệu quả nhất nhằm tăng năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong giai đoạn tới.
  • Ngoài các giải pháp ứng phó rủi ro thị trường được triển khai thường xuyên theo từng giai đoạn, PVFCCo còn xây dựng một chiến lược phát triển thị trường mang tính lâu dài.

Rủi ro trong hoạt động sản xuất

PVFCCo đã vận hành an toàn Nhà máy liên tục và ghi nhận những kỷ lục ấn tượng. Tuy nhiên do Nhà máy đã vận hành liên tục hơn 20 năm nên vẫn tiềm ẩn rủi ro, vì vậy trong những năm tiếp theo các hoạt động quản trị rủi ro sẽ tập trung vào:

  • Rủi ro cháy nổ, sự cố tại Nhà máy làm gián đoạn hoạt động sản xuất.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm.
  • Quản lý và xử lý sự cố trong sản xuất.
  • Nâng cao ứng dụng trong cải tiến công nghệ và phát huy sáng kiến.
  • Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới.
  • Rủi ro an toàn bảo mật thông tin.
Xem thêm

Rủi ro về khía cạnh tài chính

Rủi ro giá dầu tăng

Cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraina chưa chấm dứt thì tại Trung Đông cũng đã xảy ra cuộc chiến giữa Israel và Hamas và nguy cơ lan rộng sang toàn khu vực cũng đã làm cho giá dầu tăng. Năm 2024 dự kiến nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn hồi phục sau suy thoái cũng sẽ tăng nhu cầu tiêu thụ dầu của các nền kinh tế sẽ đẩy giá dầu lên cao.

Rủi ro về tỷ giá

Năm 2023, tỷ giá ngoại tệ liên tục biến động theo xu hướng tăng do các nước liên tục tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt kinh doanh cũng như hiệu quả của dự án đầu tư có sử dụng ngoại tệ của PVFCCo. Tổng công ty đã thường xuyên theo dõi cập nhật tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình tài chính thế giới và trong nước, theo dõi sát sao những biến động của tỷ giá để xây dựng và triển khai các phương án nhập khẩu kinh doanh phù hợp và linh hoạt, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, công tác quản trị tài chính, phân tích, đánh giá yếu tố chênh lệch tỷ giá đến hiệu quả của các dự án đang triển khai cũng được PVFCCo xem xét cẩn trọng.

Rủi ro về tài chính và mục tiêu tái cấu trúc hoạt động đầu tư góp vốn vào Công ty liên kết

Trong năm 2023, PVFCCo đã tiếp tục tìm các giải pháp thoái vốn đầu tư tại các Công ty liên doanh liên kết. Mục tiêu của PVFCCo là thoái vốn tại các doanh nghiệp này, nhưng rất khó khăn trong việc tái cấu trúc hoạt động đầu tư góp vốn dài hạn trong bối cảnh hoạt động không hiệu quả các công ty liên kết hiện nay. Nhằm hỗ trợ các đơn vị nâng cao dần hiệu quả hoạt động, PVFCCo đã tăng cường giám sát hoạt động quản trị Công ty liên kết thông qua người đại diện phần vốn, đồng thời triển khai một số hoạt động để hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động quản trị điều hành doanh nghiệp.

Rủi ro tồn kho

Năm 2023 có những tháng đầu năm tồn kho thành phẩm của Tổng công ty ở mức cao nên phải thường xuyên cập nhật thông tin dự báo, diễn biến thị trường trong và ngoài nước kịp thời, giúp Tổng công ty đưa ra những quyết định kinh doanh phù hợp.

Tìm kiếm, tận dụng mọi cơ hội để xuất khẩu urê để giảm áp lực cho thị trường nội địa, triển khai nhanh chóng các phương án kinh doanh, tiến tới tồn kho tối ưu để tránh rủi ro chất lượng sản phẩm.

Rủi ro trong quá trình đầu tư dự án

Với chiến lược phát triển PVFCCo thành một Tổng công ty mạnh trong lĩnh vực Phân bón và Hóa chất, PVFCCo đang tiến hành triển khai lập dự án đầu tư mới để đầu tư đa dạng hóa sản phẩm trên cơ sở tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có.

  • Dự án Melamine: Rà soát, cập nhật thêm các thông tin thị trường, kỹ thuật, hiệu quả đầu tư, tìm kiếm đối tác hợp tác đầu tư.
  • Dự án DEF/AdBlue: Cập nhật Báo cáo cơ hội đầu tư, đề xuất đầu tư dây chuyền, quy mô phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Nghiên cứu cơ hội đầu tư các dự án hóa chất có thể tích hợp với tổ hợp Năng lượng Long Sơn và đề xuất với PVN (H2SO4, H2O2, NH3&Metanol, PVC, ABS).

Rủi ro về môi trường, luật định

Biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp và cây trồng của nước ta. Trong tương lai, hiện tượng này được dự báo diễn biến khó lường và tác động nghiêm trọng hơn nữa, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành phân bón nói chung và PVFCCo nói riêng.

Chính sách thuế của Việt Nam hiện nay đang liên tục có những thay đổi, bổ sung liên quan trực tiếp đến ngành phân bón, vì vậy, các rủi ro về áp dụng chính sách thuế, thay đổi về thuế suất đối với mặt hàng phân bón có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của PVFCCo.

PVFCCo không ngừng xây dựng, triển khai và cập nhật có hệ thống các giải pháp quản trị rủi ro cùng với việc quản trị doanh nghiệp theo các thông lệ tiên tiến nhằm phát huy vai trò và cải tiến năng lực của chức năng Kiểm toán nội bộ - một chức năng quan trọng trong hoạt động quản trị rủi ro và quản trị doanh nghiệp. Trong năm 2023, chức năng Kiểm toán nội bộ đã tiếp tục triển khai các nhiệm vụ:

  • Thực hiện kiểm toán định kỳ có kết hợp kiểm tra lĩnh vực chuyên môn khác nhau, kiểm tra tổng thể các hoạt động sản xuất kinh doanh tại các Chi nhánh và Công ty thành viên với chương trình kiểm toán dựa trên các nhóm rủi ro.
  • Thực hiện kiểm toán theo chuyên đề dựa trên những rủi ro hoạt động được dự báo, nhận diện và đánh giá có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
  • Phối hợp với tổ chức tư vấn đào tạo hoàn thành việc xây dựng hệ thống báo cáo quản trị tại PVFCCo theo các thông lệ tiên tiến, nâng cao năng lực và kỹ năng kiểm toán.
  • Thông qua hoạt động kiểm toán nội bộ thường niên, chức năng kiểm toán nội bộ tại PVFCCo không ngừng bổ sung, hoàn thiện Danh mục các điểm kiểm soát trọng yếu và đánh giá hiệu quả kiểm soát nhằm duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ vận hành một cách hữu hiệu và hiệu quả.
  • Tư vấn, tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc hạn chế, ngăn ngừa các rủi ro thông qua việc báo cáo, thẩm tra, thẩm định các báo cáo.

Với quan điểm ‘‘Phát triển bền vững, hiệu quả và nhân văn’’ cùng với việc không ngừng đẩy mạnh công tác quản trị theo các thông lệ tiên tiến, Ban lãnh đạo PVFCCo quyết tâm hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp – ERM (Enterprise Risk Management), hướng đến tính chiến lược để nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, tiếp tục duy trì vị thế, thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực phân bón và hoá chất của PVFCCo trong cộng đồng các nhà đầu tư.

Báo cáo các giao dịch, thù lao và các khoản lợi ích khác của Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc và Ban kiểm soát

LƯƠNG, THƯỞNG, THÙ LAO VÀ CÁC KHOẢN LỢI ÍCH KHÁC CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ BAN KIỂM SOÁT

Tổng công ty áp dụng chế độ lương cho thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát chuyên trách và Ban điều hành theo quy định của pháp luật, quy chế quản lý tiền lương, tiền thưởng và chế độ chính sách đối với người đại diện của Tập đoàn Dầu khí, hài hòa với chính sách lương và quỹ lương hàng năm của Tổng công ty, tương xứng với năng lực và kết quả công việc của từng thành viên.

Đối với các thành viên Hội đồng quản trị và thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách, Tổng công ty thực hiện chế độ thù lao công việc.

Chi tiết tiền lương, thù lao và tiền thưởng năm 2023

(ĐVT: Triệu đồng)

STT Họ tên Chức danh Tiền lương Tiền thưởng Tổng thu nhập Ghi chú
I Hội đồng Quản trị 7.053,6 833,7 7.887,3
1 Hoàng Trọng Dũng Chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT 1.408,9 172,5 1.581,4 Thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT từ 27/10/2023
2 Lê Cự Tân Thành viên HĐQT kiêm TGĐ 1.444,7 180,6 1.625,3 Thôi giữ chức TGĐ từ 27/10/2023
3 Dương Trí Hội Thành viên HĐQT 1.626,4 203,3 1.829,7
4 Trịnh Văn Khiêm Thành viên HĐQT 1.549,0 193,6 1.742,6
5 Hồ Quyết Thắng Thành viên HĐQT 668,9 83,6 752,5 Giữ chức TVHĐQT từ 27/6/2023
6 Louis T Nguyễn Thành viên HĐQT không chuyên trách 171,1 - 171,1 Thôi giữ chức TVHĐQT từ 27/6/2023
7 Nguyễn Ngọc Anh Thành viên HĐQT không chuyên trách, phụ trách HĐQT 184,7 - 184,7 Giữ chức TVHĐQT từ 27/6/2023
II Phó TGĐ, KTT 9.176,1 1.147,0 10.323,1
1 Lê Văn Quốc Việt Phó Tổng giám đốc 567,0 70,9 637,9 Nghỉ hưu từ 01/6/2023
2 Lê Thị Thu Hương Nguyên Phó Tổng giám đốc 907,3 113,4 1.020,7 Thôi giữ chức PTGĐ từ 01/09/2023
3 Đào Văn Ngọc Phó Tổng giám đốc 1.534,9 191,9 1.726,8
4 Trần Thị Phương Thảo Phó Tổng giám đốc 1.626,4 203,3 1.829,7
5 Cao Trung Kiên Phó Tổng giám đốc 1.568,4 196,0 1.764,4
6 Tạ Quang Huy Phó Tổng giám đốc 1.496,8 187,1 1.683,9
7 Võ Ngọc Phương Kế toán trưởng 1.475,3 184,4 1.659,7
III Ban kiểm soát 3.058,0 353,7 3.411,7
1 Huỳnh Kim Nhân Trưởng ban kiểm soát 1.626,4 203,3 1.829,7
2 Lê Vinh Văn Thành viên Ban kiểm soát 548,2 68,5 616,7 Thôi giữ chức TV BKS từ 27/06/2023
3 Trần Thị Phượng Thành viên Ban kiểm soát 655,2 81,9 737,1 Giữ chức TVBKS từ 27/06/2023
4 Lương Phương Thành viên Ban kiểm soát không chuyên trách 228,2 - 228,2
Tổng cộng 19.287,7 2.334,4 21.622,1

Giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ và người có liên quan

  • Ngày 16/01/2023

    Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông Tổng công ty CP Vật tư Nông nghiệp Nghệ An thông báo đã mua 90.000 cổ phiếu và tăng tỷ lệ cùng sở hữu của nhóm cổ đông từ 5,998% lên 6,0001%.
  • Ngày 25/04/2023

    Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Bank thông báo bán 500.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ cùng sở hữu xuống 7,9141%.
  • Ngày 29/05/2023

    Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Bank thông báo bán 299.600 cổ phiếu, giảm tỷ lệ cùng sở hữu xuống 6,9941%.
  • Ngày 20/06/2023

    Cổ đông liên quan trong nhóm cổ đông nước ngoài: CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Norges Bank thông báo bán 800.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ cùng sở hữu xuống 5,9093%.
  • Ngày 25/08/2023

    CTBC Vietnam Equity Fund, DC Developing Markets Strategies PLC, Samsung Vietnam Securities Master Investment Trust, Norges Bank thông báo bán 970.000 cổ phiếu, giảm tỷ lệ cùng sở hữu xuống 4,8491% (dưới mức 5%).

Hợp đồng hoặc giao dịch với cổ đông nội bộ

Trong năm 2023, không phát sinh các giao dịch giữa Tổng công ty với các thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban Tổng giám đốc và cán bộ quản lý.

Hợp đồng hoặc giao dịch với các tổ chức, cá nhân có liên quan

STT Tên tổ chức/cá nhân Mối quan hệ liên quan với Tổng công ty Giá trị giao dịch
Nội dung Giá trị (VNĐ)
1 Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam (PVN) Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu PVN 7.598.052.684
2 Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Bắc Công ty con Hợp đồng mua bán phân bón, dịch vụ 1.893.063.337.750
3 Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung Công ty con Hợp đồng mua bán phân bón, dịch vụ 2.875.207.007.010
4 Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ Công ty con Hợp đồng mua bán phân bón, dịch vụ 2.855.281.987.860
5 Công ty CP Phân bón và Hóa chất Dầu khí Tây Nam Bộ Công ty con Hợp đồng mua bán phân bón, dịch vụ 2.174.473.612.518
6 Chi nhánh Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP - Công ty Vận chuyển Khí Đông Nam Bộ Công ty liên quan của Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Hợp đồng mua bán khí năm 2023 5.439.322.401.180
7 Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP Công ty liên quan của Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Quyết toán HĐ mua khí 2014-2018 470.611.350.000
8 Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP Công ty liên quan của Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Quyết toán HĐ mua khí năm 2022 -85.777.299.704
9 Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau Công ty liên quan của Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Hóa chất urê Formaldehyde Concentrate 85% (UFC-85) 140.722.688.611
10 Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau Công ty liên quan của Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Hợp đồng mua bán Amoniac (chưa thực hiện)
11 Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVCombank) - Chi nhánh TPHCM Chi nhánh của Công ty liên quan của Cổ đông lớn sở hữu trên 10% Hợp đồng thế chấp tài sản dự án NH3-NPK 698.773.585.585