Các chính sách điều hành và hỗ trợ của nhà nước tác động tới thị trường tài chính
và tăng trưởng của các doanh nghiệp, ngành kinh tế mũi nhọn: Chính sách hỗ trợ
giảm lãi suất cho doanh nghiệp, giải pháp khơi thông cho thị trường trái phiếu,
các chính sách huớng dẫn giúp bình ổn thị trường, tạo điều kiện và hỗ trợ chi
phí vốn vay rẻ cho các doanh nghiệp và các ngành lĩnh vực ưu tiên theo chính
sách của nhà nước, lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh nông, lâm, thủy hải
sản, năng lượng xanh, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
(1) Gia hạn Thông tư 01 về cơ cấu nợ, miễn giảm lãi đến 30/06/2022;
(2) Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% theo Nghị định 31;
(3) Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, cân đối vốn để tiếp tục thực
hiện các chương trình giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp;
(4) Thông tư 26 sửa đổi Thông tư 22 sửa đổi cách tính tỷ lệ LDR nhằm giúp giảm áp
lực lãi suất và thanh khoản, thông tư được ban hành và có hiệu lực đầu năm 2023;
(5) Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) được NHNN ban hành vào cuối tháng
4/2023;
(6) Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) được Quốc hội thông qua ngày 18/1/2024;
(7) Thông tư số 06/2023/TT-NHNN;
(8) Chính sách hỗ trợ, những gói kích cầu đầu tư, hỗ trợ tín dụng hay việc giảm
thuế phí, trong đó có kéo dài thời gian giảm thuế VAT 2% của Chính phủ;
(9) Chính sách hỗ trợ của Chính phủ: Nghị định 08/2023/NĐ-CP, Nghị định số
10/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành
Luật Đất đai;
(10) Quyết định 2345/QĐ-NHNN…
Căn cứ tình hình kinh tế trong nước cùng các Chính sách mới ban hành, các chuyên
gia dự đoán tăng trưởng tín dụng năm 2024 có thể đạt 13 - 14%, với kịch bản tăng
trưởng GDP cả năm đạt 6 - 6,5%. Đặc biệt, hoạt động cho vay bán lẻ như cho vay
tiêu dùng, mua nhà và mua xe sẽ được kích cầu mạnh mẽ trong môi trường lãi suất
thấp.