BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN: PVFCCo

BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG PHÂN BÓN – HÓA CHẤT NĂM 2023

Thị trường quốc tế

Thị trường phân bón thế giới trong năm 2023 tiếp tục chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động địa chính trị và chính sách hạn chế xuất khẩu của một số quốc gia kéo theo sự đảo chiều giá bán các loại phân bón sụt giảm nhanh chóng so với nền đỉnh cao của năm 2022. Từ đầu năm 2023, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh và phức tạp, ảnh hưởng đến toàn cầu. Xung đột Nga - Ukraina và mới đây là xung đột Israel - Hamas với nhiều cảnh báo cuộc chiến có thể mở rộng sang các khu vực khác ở Trung Đông. Đây cũng là khu vực sản xuất phân bón urê, Kali, NH3, DAP lớn trên thế giới. Sau mức tăng cao kỷ lục trong năm 2022, từ quý 4/2023 giá các loại phân bón bắt đầu đảo chiều giảm mạnh, thiết lập mặt bằng giá ngày càng thấp trên toàn thế giới. Số liệu theo dõi cho thấy giá bán urê thế giới trong năm 2023 đã giảm khoảng 64% từ đỉnh cao tháng 4/2022 và giá Kali cũng giảm mạnh 67%.

Thị trường trong nước

Thị trường phân bón trong nước năm 2023 chịu nhiều ảnh hưởng bất lợi:

1

Thứ nhất là áp lực cạnh tranh gia tăng từ các nguồn hàng nhập khẩu: Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn khi tham gia ký kết hầu hết các Hiệp định thương mại tự do trong bối cảnh quy mô còn khiêm tốn, sức chống chịu, năng lực cạnh tranh còn hạn chế.

2

Thứ hai, chính sách thuế đối với phân bón có nhiều bất cập chưa được giải quyết. Thuế xuất khẩu 5% làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.

3

Thứ ba, tồn kho tăng cao, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội địa ngày càng khốc liệt: Đầu năm 2023 việc xử lý hàng tồn trong hệ thống tạo ra tâm lý bán tháo, bán phá giá, đặc biệt với sản phẩm NPK. Bên cạnh đó là sự xuất hiện và gia tăng nhiều về lượng của một số mặt hàng thay thế (hàm lượng thấp, kém hoặc hàng giả...) như: N21-25% thay thế urê, amon thay thế kali.

4

Thứ tư, chi phí nguyên liệu sản xuất tăng cao (đặc biệt là giá khí cho sản xuất phân đạm): Đối với PVFCCo, giá khí cho sản xuất urê Phú Mỹ trong năm 2023 tăng 18% so với năm 2022 (giá khí có VAT 10,51/8,88 USD/MMBTU). Giá khí nguyên liệu tăng dẫn đến phát sinh tăng thêm chi phí sản xuất cả năm khoảng trên 1.000 tỷ đồng so với 2022.

Tựu chung lại, trong bối cảnh như vậy kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phân bón trên thị trường đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ.

CHUỖI GIÁ TRỊ PVFCCo – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2023

Nguồn nhân lực

1.545

người

Quy mô doanh thu

14.038

người

LỢI NHUẬN trước thuế, khấu hao, lãi vay

1.142

tỷ đồng

Sản xuất

936

nghìn tấn phân bón (urê, NPK)

trên 110 nghìn tấn hóa chất (NH3 thương mại, UFC85, hóa chất dầu khí)

Hệ thống phân phối/ kho cảng

04

công ty phân phối tại các vùng miền

68

đại lý cấp 1

4.407

đại lý cấp 2

97

kho trung chuyển sức chứa

250

nghìn tấn

Những đóng góp nổi bật tới ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn

Cung cấp 1,3 triệu tấn phân bón

118 nghìn tấn hóa chất các loại ra thị trường

Giải ngân trên 60 tỷ đồng cho các chương trình an sinh xã hội

Chương trình Tết trao tặng

13.000

phần quà cho các gia đình khó khăn

tại hơn 40 tỉnh thành trên cả nước

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

Những yếu tố, chỉ tiêu nổi bật trong hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023

Trong bối cảnh năm 2023, PVFCCo tiếp tục phát huy một số yếu tố thuận lợi như về uy tín của thương hiệu phân bón Phú Mỹ và độ bao phủ địa bàn của Hệ thống phân phối, hoạt động sản xuất của Nhà máy đạm Phú Mỹ duy trì ổn định ở công suất cao với nguồn khí đầu vào được đáp ứng đủ, tình hình tài chính lành mạnh đáp ứng cho hoạt động sản xuất và kinh doanh, đạt một số chỉ tiêu nổi bật:

Tổng sản lượng sản xuất

816

nghìn tấn urê

120

nghìn tấn NPK

55

nghìn tấn NH3
(bán thương mại)

Tổng sản lượng tiêu thụ

879

nghìn tấn urê

138

nghìn tấn NPK

64

nghìn tấn NH3
(bán thương mại)

266

nghìn tấn
phân bón khác

Nộp ngân sách Nhà nước

565

tỷ đồng

hoàn thành 235% kế hoạch năm

Giải ngân đầu tư

220

tỷ đồng

hoàn thành 100% kế hoạch năm

Bảng tổng hợp chi tiết về tình hình thực hiện kế hoạch SXKD năm 2023

STT Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2022 Kế hoạch năm 2023 (đ/c) Thực hiện năm 2023 Tỷ lệ so với năm 2022 (% ) Tỷ lệ hoàn thành KH (%)
A B C 1 2 3 4=3/1 5=3/2
I Sản lượng sản xuất
1.1 Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 917 785 816 89% 104%
1.2 UFC 85 Nghìn tấn 13,2 12,0 12,2 92% 102%
1.3 NPK Nghìn tấn 155 121 120 77% 100%
1.4 Đạm Kebo Nghìn tấn 4,5 6,9 7,0 155% 101%
1.5 NH3 (để thương mại) Nghìn tấn 74 55 55 73% 100%
II Sản lượng kinh doanh
2.1 Đạm Phú Mỹ Nghìn tấn 791 830 879 111% 106%
2.2 NPK Nghìn tấn 129 130 138 107% 106%
2.3 Đạm Kebo Nghìn tấn 2,6 7,0 7,9 299% 113%
2.4 Phân bón tự doanh Nghìn tấn 209 240 266 127% 111%
2.5 UFC 85 Nghìn tấn 9,5 8,5 9,1 95% 107%
2.6 NH3 (để thương mại) Nghìn tấn 71 62 64 89% 102%
2.7 CO2 Nghìn tấn 54 39 44 82% 111%
2.8 Hóa chất Nghìn tấn 1,03 0,67 1,54 149% 231%
III Chỉ tiêu tài chính toàn Tổng công ty (hợp nhất)
3.1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 19.013 13.067 14.038 74% 107%
3.2 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 6.606 610 691 10% 113%
3.3 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5.585 463 530 9% 114%
3.4 Nộp NSNN (số đã nộp) Tỷ đồng 1.614 240 565 35% 235%
IV Chỉ tiêu tài chính công ty mẹ
4.1 Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 13.779 10.149 11.374 83% 112%
4.2 Trong đó: Vốn điều lệ Tỷ đồng 3.914 3.914 3.914 100% 100%
4.3 Tổng doanh thu Tỷ đồng 16.924 11.652 12.093 71% 104%
4.4 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 6.507 635 709 11% 112%
4.5 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 5.511 495 569 10% 115%
4.6 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn điều lệ % 141% 13% 15% 10% 115%
4.7 Nộp NSNN (số đã nộp) Tỷ đồng 1.551 205 503 32% 245%
4.8 Đầu tư
4.8.1 Giải ngân đầu tư Tỷ đồng 118,14 220,6 219,74 186% 100%
Đầu tư XDCB Tỷ đồng 74,70 102,9 102,45 137% 100%
Mua sắm trang thiết bị Tỷ đồng 43,44 117,7 117,29 270% 100%
Đầu tư góp vốn Tỷ đồng
4.8.2 Nguồn vốn đầu tư Tỷ đồng 118,14 220,6 219,74 186% 100%
Vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 118,14 220,6 219,74 186% 100%
Vốn vay và khác Tỷ đồng

Thống kê số liệu về sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực của Tổng công ty giai đoạn 2014-2023

Chỉ tiêu về sản lượng (nghìn tấn)

  • Urê SX
  • Urê tiêu thụ
  • NPK SX
  • NPK tiêu thụ
  • Doanh thu
  • Lợi nhuận trước thuế
  • Lợi nhuận sau thuế

Tình hình đầu tư, thực hiện các dự án

Các dự án đầu tư theo kế hoạch năm 2023

  • Tổ hợp Dự án Nâng công suất phân xưởng NH3 Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng Nhà máy sản xuất NPK công nghệ hóa học: Tổng công ty đã hoàn thành báo cáo quyết toán dự án, hoàn thành công tác thẩm tra và trình phê duyệt quyết toán vốn.
  • Dự án Nhà máy sản xuất Oxy già (H2O2): Đã hoàn thành dự án Báo cáo cơ hội đầu tư (FS) và trình các bên thẩm định FS đồng thời thuê tư vấn thẩm tra FS, trình các cơ quan quản lý nhà nước liên quan.
  • Dự án thu hồi Offgas: Đã hoàn thành và thông qua Báo cáo cơ hội đầu tư.
  • Dự án Melamine: Đã hoàn thành Báo cáo cơ hội đầu tư.
  • Dự án DEF/Adblue: Tiếp tục hoàn thiện Báo cáo cơ hội đầu tư.
  • Dự án Soda Ash: Hoàn thành Báo cáo cơ hội đầu tư, kết quả dự án không hiệu quả và HĐQT quyết định dừng triển khai nghiên cứu đầu tư.
  • Dự án Kho chứa bao thành phẩm 20 nghìn tấn tại Nhà máy đạm Phú Mỹ: Dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngày 21/6/2023, đang hoàn thiện quyết toán vốn dự án hoàn thành.
  • Các dự án đầu tư, mua sắm khác đang triển khai theo kế hoạch.

Tình hình giải ngân đầu tư, mua sắm trong năm 2023

Theo kế hoạch năm 2023 kế hoạch đầu tư/mua sắm với tổng mức đầu tư xây dựng và mua sắm là 220,58 tỷ đồng. PVFCCo đã thực hiện giải ngân được 219,74 tỷ đồng đạt gần 100% kế hoạch năm theo tiến độ thực tế, tăng 84% so với năm 2022.

Tình hình hoạt động các công ty con, công ty liên kết

STT Nội dung Tỷ lệ
góp vốn
Tổng giá trị đầu tư thực tế
(tỷ đồng)
VĐL
(tỷ đồng)
LNST
(tỷ đồng)
LNST/VĐL Cổ tức nhận trong năm 2023
(tỷ đồng)
I Đầu tư vào Công ty con 386,25 515,00 41,39 44,78
1 PVFCCo North 75,00% 90,00 120,00 6,32 5,27% 10,8
2 PVFCCo Central 75,00% 75,00 100,00 20,94 20,94% 22,5
3 PVFCCo SE 75,00% 93,75 125,00 12,07 9,66%
4 PVFCCo SW 75,00% 127,50 170,00 2,06 1,21% 11,48
II Đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết 680,90 2.487,80 849,48 2,18
1 VNPOLY 25,99% 562,70 2.165,11 850,41 39,28%
2 PVC Mekong 35,63% 100,00 280,69 -8,16 -2,91% -
3 PVFCCo Packaging 43,34% 18,20 42,00 7,23 17,21% 2,18
III Đầu tư dài hạn khác 20,50 396,35 -9,2 0,29
1 PAIC 8,50% 3,60 42,35 4,82 11,38% 0,29
2 Công ty CP Thủy hải sản Út Xi 6,78% 16,90 354,00 -14,02 -3,96%
TỔNG CỘNG 1.087,65 3.399,15 881,67 57,94

Tình hình tài chính của Tổng công ty

Tình hình tài chính

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2022 31/12/2023 Tỷ lệ % tăng (giảm)
TỔNG TÀI SẢN 17.699 13.309 -25%
Tài sản ngắn hạn 13.579 9.565 -30%
Tài sản dài hạn 4.120 3.744 -9%
TỔNG NGUỒN VỐN 17.699 13.309 -25%
NỢ PHẢI TRẢ 3.681 1.764 -52%
VỐN CHỦ SỞ HỮU 14.017 11.545 -18%

Vốn điều lệ

3.914 3.914 0%
TỔNG DOANH THU 19.013 14.038 -26%
TỔNG CHI PHÍ 12.410 13.349 8%
LÃI VAY 65 51 -22%
EBIT 6.668 739 -89%
LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 6.606 691 -90%
LỢI NHUẬN SAU THUẾ 5.585 530 -91%

LNST cổ đông thiểu số

20 10

LNST công ty mẹ

5.565 519

Các chỉ số tài chính chủ yếu

Chỉ tiêu Năm 2022 Năm 2023
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn 4,53 6,44
Hệ số thanh toán nhanh 3,24 5,16
Chỉ tiêu về cơ cấu vốn
Hệ số nợ/Tổng tài sản 21% 13%
Hệ số nợ/Vốn chủ sở hữu 26% 15%
Chỉ tiêu về năng lực hoạt động
Vòng quay hàng tồn kho 3,25 4,12
Doanh thu thuần/Tổng tài sản 1,18 0,88
Chỉ tiêu về khả năng sinh lời
Hệ số LNST/Doanh thu thuần 30,0% 3,9%
ROE 45,2% 4,1%
ROA 35,3% 3,4%
EPS 13.897 1.030

Báo cáo, đánh giá của Ban Tổng giám đốc

Đánh giá về kết quả hoạt động Sản xuất kinh doanh

Trong bối cảnh tình hình thực tế, điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2023 như đã được đánh giá, nhận định và trình bày ở phần trên, trên cơ sở nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch năm đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, Ban Tổng giám đốc PVFCCo đánh giá việc tổ chức thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ và linh hoạt, giúp Tổng công ty đạt kết quả SXKD năm 2023 đối với từng mảng lĩnh vực cụ thể như sau:

Mảng hoạt động sản xuất

Nhờ quá trình tích lũy kinh nghiệm trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, năm 2023 Tổng công ty đã nhanh chóng xử lý sự cố phát sinh, làm giảm thời gian dừng máy. Bên cạnh đó, việc rà soát, hiệu chỉnh và áp dụng các bộ định mức đã có hiệu quả rõ rệt, kết quả là tổng tiêu hao năng lượng năm 2023 tại các xưởng sản xuất đều thấp hơn định mức ban hành và tổng tiết kiệm năng lượng tại khối sản xuất đạt khoảng 220 tỷ đồng. Đặc biệt, đã có các biện pháp giúp nâng cao chất lượng sản phẩm NPK.

Nhà máy đạm Phú Mỹ đã đạt được mốc sản lượng sản xuất urê kế hoạch 800.000 tấn trước 13 ngày, sản lượng cả năm đạt 815.859 tấn, vượt 4% so với kế hoạch. Tổ hợp dự án lớn “Nâng công suất phân xưởng NH3 của Nhà máy đạm Phú Mỹ và xây dựng Nhà máy sản xuất NPK công nghệ hoá học” được vận hành, khai thác ổn định. Trong năm 2023, Tổ hợp dự án tiếp tục đóng góp gần 2.300 tỷ đồng doanh thu, xấp xỉ 18% trong tổng doanh thu của Tổng công ty.

Mảng kinh doanh, tiếp thị và nghiên cứu sản phẩm mới

Thương hiệu và thị phần đạm Phú Mỹ được duy trì ổn định trên thị trường trong bối cảnh phân bón trong nước phải cạnh tranh rất khốc liệt, đồng thời, từng bước thực hiện mục tiêu phát triển thị trường nước ngoài, trong năm Tổng công ty xuất khẩu 100 nghìn tấn urê Phú Mỹ. Bên cạnh đó, là tạo được vị thế trên thị trường bằng chất lượng các sản phẩm NPK Phú Mỹ, Kali Phú Mỹ, DAP Phú Mỹ và tiếp tục phát triển mảng sản xuất, kinh doanh hóa chất. Tổng công ty đã linh hoạt, áp dụng các thay đổi, cải tiến trong chính sách vận chuyển, phân phối, chính sách bán hàng, tồn kho… nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng phân khúc khách hàng.Tổng công ty đã kinh doanh hiệu quả gần 1,3 triệu tấn phân bón (879 nghìn tấn đạm Phú Mỹ; 138 nghìn tấn NPK Phú Mỹ; 266 nghìn tấn phân bón khác) và trên 118 nghìn tấn hóa chất.

Đầu tư xây dựng cơ bản & mua sắm trang thiết bị

Tổng giá trị giải ngân cho các dự án đầu tư, mua sắm là 220 tỷ đồng.

Công tác tổ chức, nhân sự, phát triển nguồn nhân lực, tái cơ cấu

Dự án cải tiến chính sách tiền lương và Dự án KPI được áp dụng linh hoạt đã đem lại động lực cho CBCNV phát huy sáng tạo/cải tiến trong công việc và giúp Tổng công ty giữ chân CBCNV có trình độ cao.

Công tác an toàn sức khỏe môi trường

Công tác an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, cứu nạn luôn được coi trọng và tăng cường tại các đơn vị, đặc biệt là trong các dịp lễ tết,… Kết quả, trong năm 2023 Tổng công ty không để xảy ra sự cố nào làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.

Những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và cần nâng cao sự quan tâm, cụ thể như sau:

Về sản xuất

Nhà máy đạm Phú Mỹ sau nhiều năm vận hành liên tục ở công suất cao, mặc dù được bảo dưỡng thường xuyên nhưng đã bắt đầu xuất hiện những sự cố ở các thiết bị tĩnh, đã ảnh hưởng/có nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định trong vận hành của toàn thể Nhà máy, nhiều hệ thống lỗi thời cần nâng cấp.

Về kinh doanh

Việc kinh doanh trong ngành phân bón trở nên khó khăn hơn khi gặp phải nhiều thách thức, bao gồm giá cả không ổn định, tăng trưởng kinh tế chậm lại và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, do vậy công tác phân tích, dự báo thị trường cần được nâng cao để nắm bắt cơ hội, tối ưu hiệu quả kinh doanh.

Về tái cơ cấu

Công tác tái cơ cấu đạt kết quả bước đầu, tuy nhiên bộ máy, cơ cấu tổ chức vẫn còn cồng kềnh, chưa đạt kỳ vọng. Đang trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án tái cấu trúc giai đoạn tiếp theo.

Về đầu tư góp vốn tại các doanh nghiệp liên kết

Mục tiêu thoái vốn tại các doanh nghiệp liên kết như: VNPOLY, PVC Mekong, Công ty Cổ phần Thủy hải sản Út Xi chưa thực hiện được,... hoạt động của các công ty này tiếp tục đạt kết quả kém làm suy giảm vốn đầu tư của Tổng công ty.

Phân tích về tình hình tài chính

Tình hình tài sản và nguồn vốn của PVFCCo

Tổng tài sản theo báo cáo tài chính hợp nhất của PVFCCo tại ngày 31/12/2023 là 13.309 tỷ đồng, giảm 25% so với đầu năm (13.309/17.699). Lượng tiền và các khoản tương đương tiền của PVFCCo giảm 40% so với đầu năm (1.242/2.084 tỷ đồng) nguyên nhân chủ yếu do TCT thanh toán tiền cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt (tỷ lệ 70% mệnh giá cổ phiếu, tương đương 2.739 tỷ đồng).

Tình hình nợ phải trả

  • Khoản nợ phải trả tại thời điểm 31/12/2023 của PVFCCo là 1.764 tỷ đồng, giảm 52% so với đầu năm (1.764/3.681 tỷ đồng).
  • Các chỉ số tổng nợ/tổng tài sản, tổng nợ/vốn chủ sở hữu đều giảm so với năm 2022 và khả năng thanh toán hiện hành và thanh toán nhanh năm 2023 vẫn duy trì ở mức cao và lớn hơn 1. Điều này cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, Tổng công ty không gặp áp lực về nợ khi đến hạn phải trả, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.
  • Với lượng tiền và các khoản tương đương tiền cuối kỳ là 1.242 tỷ đồng, PVFCCo chủ động được nguồn vốn cho sản xuất, kinh doanh và thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch.

Khả năng sinh lời

Các chỉ số về khả năng sinh lời của PVFCCo như ROE, ROA giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước là do lợi nhuận sau thuế năm 2023 giảm 90% so với năm 2022 làm các chỉ tiêu ROE, ROA giảm theo.

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

Tổng công ty đã xây dựng và thực hiện kế hoạch, lộ trình tái cơ cấu tổng thể giai đoạn 2021-2025, theo đó tiếp tục rà soát điều chỉnh, cập nhật chức năng nhiệm vụ các ban/đơn vị trong bộ máy tổ chức. Đẩy mạnh công tác rà soát, hoàn thiện hệ thống quy định quản lý nội bộ, quản lý rủi ro, chính sách cải tiến hệ thống tiền lương và thúc đẩy lộ trình, kế hoạch chuyển đổi số tại Tổng công ty.

Kế hoạch phát triển trong tương lai

Ban điều hành triển khai các kế hoạch phát triển theo định hướng chiến lược, kế hoạch SXKD trung hạn đã được Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị thông qua.

Đánh giá liên quan đến các chỉ tiêu môi trường, vấn đề người lao động và trách nhiệm đối với cộng đồng

Chi tiết nội dung đánh giá liên quan đến các chỉ tiêu môi trường, vấn đề người lao động và trách nhiệm đối với cộng đồng, Quý vị xem tại Chương 5 - Báo cáo Phát triển bền vững, trang 80 - 105